Tin tức

Những điều ai cũng cần biết về vai trò của hệ miễn dịch

  • Cập nhật : 2019-01-08 13:19:06
  • lượt xem : 685

Bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các  vi khuẩn, virus, vi nấm, bệnh dịch hay tế bào ung thư,... Để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh là một trong những vai trò của hệ miễn dịch.

 

Hệ miễn dịch là gì? Vai trò của hệ miễn dịch là gì mà có thể ngăn cản được các bệnh trên. Chúng hoạt động ra sao, theo cơ chế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

1, Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch của cơ thể

Hệ miễn dịch là một hệ thống các cấu trúc bao gồm:

-  Các tế bào. 

- Mô.

- Các bộ phận, bộ phận trong cơ thể.

Chúng có khả năng liên kết chặt chẽ với nhau làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Những tác nhân này làm ảnh hưởng đến sự phát triển, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể.

⇒ Hệ miễn dịch được chia ra làm 2 nhóm:

- Miễn dịch bẩm sinh:

Miễn dịch có từ khi sinh ra, mang tính di truyền. Miễn dịch không có tính đặc hiệu. Miễn dịch này có chức năng nhận biết những yếu tố nào thuộc về cơ thể và những gì không phải tự nhiên của cơ thể nhờ các thành phần da, niêm mạc các tế bào, các phân tử trong mô và dịch cơ thể.

- Miễn dịch mắc phải: Hay miễn dịch thu được:

Hình thành sau khi cơ thể mắc bệnh. Miễn dịch có tính đặc hiệu.

2, Vai trò của hệ miễn dịch là gì?

Khi hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, các hoạt động của tế bào miễn dịch không bị tác động ảnh hưởng.

Nó sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ:

- Các bệnh do đột biến gen: ung thư,...

Vài trò của hệ miễn dịch đối với sức khỏe con người

- Các bệnh viêm nhiễm: uốn ván, viêm da, viêm cơ địa,...

-  Mắc các bệnh do thay đổi đổi thời tiết: cảm cúm, dị ứng, sốt...

- Mắc các bệnh do tia xạ, hóa chất gây ra tình trạng tế bào bị tổn thương, hư hỏng.

- Mắc các bệnh dịch: Virus Corona, bệnh phong, bệnh sởi, cúm H5N1, chân tay miệng,...

3, Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch ra sao?

Khi các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể gây bệnh. Chúng sẽ để lại các dấu vết tại các thành mạch, ống dẫn,... Các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ di chuyển đến mạch máu, hệ bạch huyết, cơ quan, ống dẫn trong khắp cơ thể để làm sạch các chất độc và chất thải. 

Các tế bào bạch cầu đi qua nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ khác lạ. Nó tiết lộ sự xâm nhập của tác nhân có hại. Tế bào bạch cầu sẽ phân chia thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: 

Các thực bào kích hoạt phản ứng miễn dịch sẽ truyền thông tin đến đại thực bào và tế bào đuôi gai đến để tiêu diệt tác nhân có hại. Tiêu diệt bằng cách tiêu hóa, nuốt chửng chúng.

Nhờ quá trình đó mà đại thực bào có thể nhận diện được kháng nguyên trên những kẻ đã bị chúng vừa ăn. Ngoài ra đại thực bào còn truyền thông tin đến cho nhóm thứ 2.

- Nhóm thứ 2:

Bao gồm các tế bào lympho T và lympho B. Khi nhận được tín hiệu từ đại thực bào các tế bào lympho T sẽ di chuyển tìm các tế bào trong cơ thể bị nhiễm khuẩn, virus để tiêu diệt.

Trong khi đó các tế bào lympho B và lympho T hỗ trợ dùng những thông tin thu thập được từ kháng nguyên chuyên biệt để sản xuất ra các protein đặc biệt gọi là kháng thể. 
Những tế bào này có khả năng sản xuất ra hàng triệu kháng thể để tấn công những kẻ xâm nhập. 

Ngoài ra nhờ khả năng ghi nhớ của chúng nên khi cơ thể lại có sự xuất hiện của các kháng nguyên này, hệ miễn dịch sẽ sản xuất các kháng thể để diệt chúng ngay.

Vì vậy, nhờ sự liên kết, kết hợp nhịp nhàng của các tế bào miễn dịch. Nó đã giúp cho cơ thể hình thành nên bức tường chắn vững chắc. Nhờ đó chống lại các tác nhân gây hại và bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Với vai trò của hệ miễn dịch rất quan trọng như vậy. Do đó, mỗi người cần phải tăng cường hệ thống miễn dịch để có một sức khỏe tốt.